Bài Viết

Dành thời gian nghỉ ngơi, dừng lại, để nhìn sâu vào từng câu hỏi, từng ý nghĩ, từng phương pháp, từng kinh nghiệm cá nhân tạo ra được một môi trường học tập rất mới nhưng rất quen thuộc với các em học sinh. Mới và đầy thách thức thú vị. Thường thì học sinh không thấy được lợi ích trước mắt như các em mong đợi. Đó không phải là chuyện sử dụng thời gian để mau qua việc khác hoặc gác qua mọi chuyện vô một góc nhỏ nào đó.

Đức Phật là bậc Giác Ngộ. Tên họ của Ngài là Siddhattha Gotama, sống vào khoảng năm 563 đến 483 trước công nguyên. Bồ-tát Siddhattha Gotama đản sinh trong một gia đình họ Gotama (Cồ-Đàm), tộc Sakya (Thích-Ca). Cha là Suddhodana và mẹ là Mahāmāyā, trị vì một vương quốc nhỏ thuộc vùng Kapilavatthu, gần biên giới Ấn Độ - Nepal ngày này. Ở tuổi 29, Bồ-tát Siddhattha rời bỏ hoàng cung, xuất gia tìm đạo.

Đó là lần tôi khựng lại ngước nhìn Đức Phật trong tâm thái do dự. Đó là lần mà tôi thấy cần chia sẻ với vài người bạn có duyên trên con đường tìm lại sự bình an cho mình. Vì thấy cần chia sẻ mà chưa thấy chắc là mình đã tìm gặp Phật nên do dự. Nhưng dù sao, đó cũng là một lần tìm Phật có ý nghĩa. Dĩ nhiên, đó không phải là lần đầu tiên, và cũng không phải là lần cuối cùng. Lần ấy, tôi thấy Đức Phật là một vị Thầy bằng xương bằng thịt sống vào thế kỷ thứ năm trước tây lịch ở một vùng thuộc phía Bắc Ấn Độ.

Lịch sử văn học Phật giáo là một đề tài bao la. Bao la một mặt là vì sự đa dạng và phong phú của chính nguồn văn học này. Mặt khác, quá trình hình thành và lưu truyền văn học Phật giáo diễn ra trong khoảng thời gian khá dài. Riêng quá trình hình thành Kinh điển Pāli đã kéo dài gần cả ngàn năm. Do đó, sự đa dạng và phong phú của văn học Phật giáo, và cả sự phức tạp trong quá trình hình thành, là điều tất yếu.

Lời người dịch: Tỳ kheoThanissaro là một tu sĩ người Mỹ xuất gia theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Thái Lan. Ngài là dịch giả của hơn 1.000 bản kinh Phật từ tiếng Pāli sang tiếng Anh phổ biến trong thế giới phương Tây. Vừa là một tu sĩ, vừa là một học giả uy tín về Luật, Ngài còn là tác giả của nhiều đầu sách và bài viết về con đường thể nghiệm giáo pháp, thực hành tâm linh, được xem là cẩm nang tu tập cho những thức giả thời nay.

Một trong những điều tôi suy tư và thấy lợi ích cho mình là bắt đầu mọi việc ngay bây giờ và ở đây, ngay chỗ mà ta đang đứng. Chúng ta nên bắt đầu ngay bây giờ và ở đây để có khả năng nhận ra thân thể, tình cảm và tâm thức mình ra sao ngay trong giây phút hiện tại, thay vì bắt đầu từ chỗ “Thầy Sumedho dạy hãy lắng nghe tiếng gọi thinh không mà con đâu có nghe gì đâu – Ngài muốn nói gì với tiếng gọi thinh không?” Tiếng gọi thinh không là chuyện khác. Điều quan trọng ở đây không phải là tiếng gọi thinh không hay bất cứ điều gì khác, mà là nhận chân sự thật như nó đang là ngay bây giờ.

1. Người giác ngộ là người như thế nào? À, đó có thể là người nam hoặc người nữ. Bạn có thể tìm thấy họ trong một tu viện hoặc một ngôi nhà ở ngoại ô, trong rừng hoặc ở trong một thị trấn nhỏ. Nhưng sự thật thì không có nhiều người trong số họ giác ngộ ở những nơi đó như nhiều người thường nghĩ. Không phải vì sự giác ngộ vốn quá khó khăn; mà sự thật đáng buồn là hầu hết con người không chịu quan tâm kéo mình ra khỏi vũng lầy của vô minh và tham đắm.