Đó là lần tôi khựng lại ngước nhìn Đức Phật trong tâm thái do dự. Đó là lần mà tôi thấy cần chia sẻ với vài người bạn có duyên trên con đường tìm lại sự bình an cho mình. Vì thấy cần chia sẻ mà chưa thấy chắc là mình đã tìm gặp Phật nên do dự. Nhưng dù sao, đó cũng là một lần tìm Phật có ý nghĩa. Dĩ nhiên, đó không phải là lần đầu tiên, và cũng không phải là lần cuối cùng. Lần ấy, tôi thấy Đức Phật là một vị Thầy bằng xương bằng thịt sống vào thế kỷ thứ năm trước tây lịch ở một vùng thuộc phía Bắc Ấn Độ.

20180521_065850.jpg

Sám là tự hối điều lỗi của mình.

Sám hối là biết tội lỗi của mình mà muốn sửa đổi. Hối là răn dạy, là tiếc điều lỗi trước, hối cải, hối hận, hối họa, hối ngộ, hối quá, hối tội, hối tâm. Sám hối cũng nghĩa là ăn năn chừa bỏ. Ăn năn chừa bỏ tức là tắm rửa trong sạch. Không còn xấu đen dơ bẩn và bỏ sự chấp chứa tội lỗi, kêu là xả đọa. Thế nên gọi là sám hối thì được xả đọa.

Nếu không kể đến sách dịch, sách Hành thiền là cuốn sách đầu tiên mà người muốn học thiền nên đọc. Hành thiền được in năm 2002 và cho đến nay tập sách mỏng này vẫn là một tài liệu quý về phương pháp thực hành thiền căn bản. Hành thiền trình bày phương pháp thiền do đức Phật Thích ca chỉ dạy như được lưu lại trong kinh tạng Pāli. 
Tác giả là một nhà sư giàu kinh nghiệm tu tập và là một dịch giả, một nhà nghiên cứu uyên thâm pháp Phật. Đó là Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, đã viên tịch ngày 1/9/2012. 

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, chỗ Vườn Nai.

2) Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm Tỷ-kheo:

– Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai?

 

Học “định” để được “tuệ”

Tôi mượn hai chữ “định” và “tuệ” trong Phật giáo để nói với các em một câu chuyện nhỏ. Xin các bậc phụ huynh đừng sợ tôi đưa các em vào thế giới tương chao hoặc vào triết lý cao xa. “Định” và “tuệ” là những chuyện hiển nhiên trước mắt, là kinh nghiệm thường xuyên của các em từ khi bước vào nhà trường, ngay cả trước đó nữa. Các em có học gì khác đâu? Học “định” để được “tuệ”, đơn giản chỉ có thế. Đây là chuyện giáo dục sơ đẳng, không phải chuyện lý thuyết viển vông trên chốn đâu đâu.

Lịch sử văn học Phật giáo là một đề tài bao la. Bao la một mặt là vì sự đa dạng và phong phú của chính nguồn văn học này. Mặt khác, quá trình hình thành và lưu truyền văn học Phật giáo diễn ra trong khoảng thời gian khá dài. Riêng quá trình hình thành Kinh điển Pāli đã kéo dài gần cả ngàn năm. Do đó, sự đa dạng và phong phú của văn học Phật giáo, và cả sự phức tạp trong quá trình hình thành, là điều tất yếu.

Lời người dịch: Tỳ kheoThanissaro là một tu sĩ người Mỹ xuất gia theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Thái Lan. Ngài là dịch giả của hơn 1.000 bản kinh Phật từ tiếng Pāli sang tiếng Anh phổ biến trong thế giới phương Tây. Vừa là một tu sĩ, vừa là một học giả uy tín về Luật, Ngài còn là tác giả của nhiều đầu sách và bài viết về con đường thể nghiệm giáo pháp, thực hành tâm linh, được xem là cẩm nang tu tập cho những thức giả thời nay.

Một trong những điều tôi suy tư và thấy lợi ích cho mình là bắt đầu mọi việc ngay bây giờ và ở đây, ngay chỗ mà ta đang đứng. Chúng ta nên bắt đầu ngay bây giờ và ở đây để có khả năng nhận ra thân thể, tình cảm và tâm thức mình ra sao ngay trong giây phút hiện tại, thay vì bắt đầu từ chỗ “Thầy Sumedho dạy hãy lắng nghe tiếng gọi thinh không mà con đâu có nghe gì đâu – Ngài muốn nói gì với tiếng gọi thinh không?” Tiếng gọi thinh không là chuyện khác. Điều quan trọng ở đây không phải là tiếng gọi thinh không hay bất cứ điều gì khác, mà là nhận chân sự thật như nó đang là ngay bây giờ.

1. Người giác ngộ là người như thế nào? À, đó có thể là người nam hoặc người nữ. Bạn có thể tìm thấy họ trong một tu viện hoặc một ngôi nhà ở ngoại ô, trong rừng hoặc ở trong một thị trấn nhỏ. Nhưng sự thật thì không có nhiều người trong số họ giác ngộ ở những nơi đó như nhiều người thường nghĩ. Không phải vì sự giác ngộ vốn quá khó khăn; mà sự thật đáng buồn là hầu hết con người không chịu quan tâm kéo mình ra khỏi vũng lầy của vô minh và tham đắm.